Header image

Sự kiện

Cart

Giáo dục phổ thông: Lối đi sáng tỏ khi Tâm Thế dẫn đường

     Nhiều năm qua, giáo dục Việt Nam liên tục đổi mới nhưng vẫn loay hoay chưa tìm được hướng đi phù hợp cho con tàu giáo dục trong thời kỳ hội nhập. Không ai có thể thấu nỗi đau của ngành giáo dục nước nhà bằng người giáo viên bởi ngày ngày phải chứng kiến những sản phẩm khiếm khuyết do chính mình tạo ra.

     Nhiều giáo viên tha thiết muốn đóng góp những điều tốt đẹp nhất cho đất nước nhưng vẫn mất phương hướng. Có cả sự day dứt khi chưa hoàn thành được thiên chức làm thầy mà xã hội giao phó. Làm sao để có thể đào tạo được những con người tốt, có phẩm chất đạo đức cao thượng và có chuyên môn giỏi luôn là nỗi trăn trở của những giáo viên tâm huyết với nghề.

     Thấu hiểu được điều đó, ngày 24/8/2022, GKM EDU trực thuộc công ty GKM Việt Nam đã tổ chức buổi đào tạo cho hơn 30 giáo viên các cấp tại khách sạn Trống Đồng, TP Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Chương trình có sự tham gia của giảng viên, giáo viên các trường bao gồm: ĐH Vinh, ĐH Kinh tế Nghệ An, THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) và các trường tiểu học đến đại học khác của 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.

Lần đầu tiên tiếp cận với phạm trù Tâm Thế, các giáo viên chăm chú lắng nghe.

     Khác với những buổi tập huấn thông thường của giáo viên, chương trình đào tạo này do PGS.TS Nguyễn Đăng Minh (Chủ tịch Viện quản trị tinh gọn GKM Việt Nam) thiết kế và triển khai phù hợp với thực tiễn giáo dục Việt, văn hoá và con người Việt. Tại đây, các giáo viên tham gia được giới thiệu về công nghệ giáo dục mà PGS.TS Nguyễn Đăng Minh nghiên cứu suốt 25 năm qua, đã được công bố tác quyền tại Việt Nam và trên thế giới. Đặc biệt hơn nữa, Công nghệ giáo dục này được phát triển từ nền tảng Công nghệ Quản trị Tinh gọn Made in Vietnam, được áp dụng thành công tại hơn 1000 doanh nghiệp Việt.

Các giáo viên phát biểu tâm đắc khi tham gia chương trình (Ảnh: GKM)

     Với phương châm: “Học đủ, Hiểu đúng, Áp được được”, trong thời lượng 4 giờ đồng hồ, các giáo viên đã thu được hiệu quả ngay trong chương trình học, được truyền thổi Tâm Thế của một người giáo viên chân chính (Tâm Thế là một trong những phạm trù cốt lõi của Công nghệ Quản trị Tinh gọn GKM).

Chị Lê Thị Nhung (giáo viên THPT chuyên Phan Bội Châu) chia sẻ tâm đắc trong buổi học (ảnh: GKM) 

     Lần đầu tiên tiếp cận với phạm trù Tâm Thế, các giáo viên đã đi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác với những điều tưởng chừng giản đơn nhưng lại là chân lý- mở ra cho họ phương pháp giáo dục đúng đắn, hiệu quả. PGS-TS Nguyễn Đăng Minh đã hữu hình hoá những vấn đề giáo dục giúp các giáo viên có thể áp dụng ngay được vào thực tiễn dạy học của mình. Đây là một điểm nhấn của chương trình. Nhiều giáo viên xúc động cho biết, đã hiểu được tại sao trước đây mình áp dụng nhiều phương pháp giáo dục khác nhau nhưng hiệu quả thu được đều không như mong muốn. Bởi vì rất nhiều trong số họ trước đó không dạy cho học trò được ham muốn học tập. Điều đó chẳng khác gì việc đập búa trên sắt nguội, dễ gãy mà không thành hình. Tiếp cận với công nghệ giáo dục mới này, các giáo viên đã tìm được lời giải cho bài toán chán học của học sinh, biết cách truyền thổi Tâm Thế vào mỗi đơn vị kiến thức, đồng thời giúp học sinh ánh xạ tri thức vào cuộc sống để các em không cảm thấy nhàm chán với môn học.

Cô Mai Thị Nghĩa, giáo viên Toán cấp THPT cho biết, thầy cô giáo phải là người làm thật, dạy thật thì mới có học sinh học thật (Ảnh: GKM)

Một số chia sẻ tâm đắc của giáo viên tham gia chương trình.

     Lần đầu tiên tiếp cận với phạm trù Tâm Thế, các giáo viên đã xúc động chia sẻ những điểm ánh xạ của mình.

     Là giáo viên dạy tiếng Anh nhiều năm của một trường THCS tại trung tâm TP Thanh Hoá, chị Thu Hương rất tâm đắc với từ “tốt nghiệp” mà PGS.TS Nguyễn Đăng Minh giải thích. Trước đây chị chỉ nghĩ “tốt nghiệp” là động từ, thì đây là lần đầu tiên chị tiếp cận với từ “tốt nghiệp” ở loại từ tính từ (trái nghĩa với “ác nghiệp”). Chị càng thấy sự phong phú và thú vị của tiếng Việt. Đây là cơ sở để chị có thể dạy cho học sinh của mình được “tốt nghiệp” và làm thế nào có thể tránh khỏi “ác nghiệp”.

     Tham gia chương trình, chị Hồ Hà Thanh- một giáo viên tiếng Anh tiểu học ở Nghệ An giật mình nhận ra lỗ hổng trong việc giáo dục con cái. Bao năm qua chị vẫn giao việc cho các con với câu nói cửa miệng quen thuộc: Con làm việc này giúp mẹ, làm việc kia cho bố. Mà quên mất rằng con mình làm những việc đó có ích cho chính các con. Vì vậy các con của chị làm mọi việc còn hời hợt, chưa thực sự đặt tâm vào các việc mình được giao. Qua những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Đăng Minh, chị đã tìm ra cách thức đúng đắn giáo dục con mình.

     Chị Lê Thị Nhung- người có nhiều năm ôn luyện cho đội tuyển học sinh giỏi Toán, Tin tại trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) luôn trăn trở trước sự xuống cấp của đạo đức học đường. Qua buổi đào tạo, chị đã tìm ra con đường giáo dục đạo đức cho học sinh của mình thông qua môn Toán, đồng thời biết cách giúp học sinh áp dụng môn học của mình vào cuộc sống.

     Điểm quan trọng để có thể truyền thổi Tâm Thế cho sinh qua các bài học, theo chị Mai Thị Nghĩa, (GV toán THPT Mai Anh Tuấn, huyện Nga Sơn, Thanh Hoá) thì người giáo viên cần có Tâm thế trước. Chị cho biết: Ta đang nói là ta dạy cho học sinh Tâm Thế, có lẽ trước hết bản thân mình phải nhận ra Tâm Thế của mình. Mình dạy cho học sinh cái như thế thì mình được cái gì và mình đem được lợi ích gì cho xã hội, đem lại lợi ích gì cho học sinh. Trước hết, mình làm đó đem lại lại ích cho chính bản thân mình. Sau đó mình sẽ dạy cho học sinh Tâm Thế đó. Bước tiếp theo mình cũng phải là thầy cô giáo dạy thật, làm thật. Sau đó mình mới hướng đến học sinh là các em cũng phải học thật. Cô dạy thật, thì các em cũng phải học thật . Thầy cô làm gương trước thì từ đó, học sinh cũng sẽ có được ý thức, thái độ tốt hơn.

     Còn chị Lê Hồng Thuỷ, giáo viên tiểu học cho biết, nếu mỗi giáo viên đặt tâm vào tìm Tâm Thế của chính mình trong các bài học để truyền thổi cho học sinh thì đã là đang làm việc tốt nghiệp của tốt nghiệp.

     Kết thúc chương trình, mỗi giáo viên ra về đều mang theo những thu hoạch của riêng mình để ánh xạ vào thực tiễn dạy học sinh trên lớp và con cái của họ tại gia đình. Điều quan trọng nhất là, sau khi được truyền thổi Tâm Thế, các giáo viên đều có được động lực để bắt đầu thay đổi những việc mà trước đây họ thấy khó, thấy nản, đồng thời biết được cách thức để thay đổi, hướng tới giáo dục chân chính. Thật là lối đi đã sáng tỏ khi có Tâm thế dẫn đường!

Bình luận

error: Content is protected !!